Khu biệt khái niệm Truyện

Trong văn học trung đại Việt Nam, truyện là khái niệm được văn học mượn từ sử học[1], là thể loại trước thuật được các sử gia dùng để ghi chép tiểu sử, hành trạng, công tích của các nhân vật lịch sử. Bên cạnh các tác phẩm văn xuôi dạng truyện truyền kỳ, trong văn học trung đại các tác phẩm thơ có cốt truyện tự sự cũng được gọi là các truyện, hoặc truyện thơ, như các tác phẩm thơ Nôm (truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên v.v.).

Trong văn học hiện đại, truyện là khái niệm không được định tính rõ rệt[1]. Bên cạnh việc sử dụng khái niệm truyện để chỉ mọi tác phẩm tự sự có cốt truyện nói chung, bao gồm cả truyện , tiểu thuyết, khái niệm còn được dùng như một thuật ngữ chỉ dung lượng tác phẩm (truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện trong lòng bàn tay hay truyện siêu ngắn). Khái niệm truyện cũng thường lẫn lộn với khái niệm tiểu thuyết[1], đặc biệt khi nhà văn dùng thuật ngữ này hay thuật ngữ kia để gọi tên thể loại của tác phẩm mình chấp bút. Trong thực tế có tác phẩm dạng truyện là tiểu thuyết và có tiểu thuyết là truyện, tuy không phải bao giờ truyện cũng là tiểu thuyết hay ngược lại.